Kết quả tìm kiếm cho "Biển Bạch"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 6725
Ngày 2/1, đoàn kiểm tra do Phó Giám đốc Sở Công Thương Huỳnh Ngọc Hồ làm trưởng đoàn vừa tổ chức giám sát công tác bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa và ổn định thị trường.
An Giang có gần 100km biên giới tiếp giáp 2 tỉnh Kandal và Takeo (Vương quốc Campuchia). Tỉnh xác định phát triển đồng bộ Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm An Giang trở thành vùng động lực phát triển của tỉnh và khu vực, trung tâm kinh tế năng động, đầu mối giao thương quốc tế quan trọng để mở rộng hợp tác với Campuchia và khu vực Đông Nam Á; đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng.
Với sự chung tay hỗ trợ của nhà hảo tâm, doanh nghiệp và sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành được đón Tết trong những ngôi nhà mới tràn ngập niềm vui và nghĩa tình. Qua đó tiếp thêm động lực, tạo sự lạc quan để những người nghèo phấn đấu, nỗ lực vươn lên ổn định cuộc sống.
Năm 2025 đã tới, là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là năm tăng tốc, bứt phá, tạo nền tảng, tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030.
Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; qua đó củng cố nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ để phấn đấu thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, góp phần hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021-2025, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.
LTS- Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
Từ ngày 1/1/2025, mười luật sẽ có hiệu lực thi hành, bao gồm: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024; Luật Đường bộ năm 2024; Luật Thủ đô năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2024; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) năm 2024; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2024; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 2023; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2024; Luật Đầu tư công năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đã ký ban hành 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Năm 2024, với phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, ngành tư pháp tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt nhiều kết quả.
Cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đang được triển khai quyết liệt để nâng cao năng lực quản lý và điều hành quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Cụm từ "cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị" được sử dụng lần đầu tiên trong bài viết “Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” của Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 5/11/2024. Tiếp sau đó, hàng loạt văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, cũng như các phát biểu quan trọng của cán bộ lãnh đạo cấp cao đã được chuyển hóa thành những kế hoạch hành động khẩn trương, nhất quán trong cả nước, trong đó có An Giang.
Với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn, An Giang tận dụng thế mạnh để phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.